Đáng xem

Giang mai bẩm sinh là gì?

18/05/2018 1673 đã xem

 

     Hơn 90% trường hợp mắc bệnh giang mai là do lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, và trong 10% còn lại có nguy cơ cao là do lây nhiễm từ mẹ sang con, hay còn gọi là bệnh giang mai bẩm sinh. Giang mai bẩm sinh khiến những đứa trẻ vô tội vừa sinh ra đã phải chịu đựng một căn bệnh nguy hiểm gây đau đớn về sức khỏe, và ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ trong tương lai.

 

Giang mai bẩm sinh là gì và các biểu hiện của bệnh

 

     Giang mai bẩm sinh là gì? Đây là căn bệnh hình thành nên do sự xâm nhập của xoắn khuẩn Treponema pallidum. Bệnh xuất hiện khi người mẹ trong lúc mang thai bị mắc bệnh giang mai nhưng không phát hiện ra và điều trị cho hết hẳn, hoặc không điều trị kịp thời khiến cho xoắn khuẩn lây nhiễm sang thai nhi. Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm từ mẹ sang con ở bất cứ thời điểm nào nhưng giai đoạn đầu được cho là có nguy cơ lây bệnh cao nhất.

 

     noneamp Theo các chuyên gia, có 2 cách lây bệnh giang mai bẩm sinh chủ yếu là:

 

noneamp Qua đường máu: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ bệnh sẽ không có khả năng lây lan, nhưng từ tháng thứ 4 trở đi, khi quá trình trao đổi máu giữa cơ thể người mẹ và bào thai diễn ra chặt chẽ hơn thì xoắn khuẩn có thể sẽ đi theo các mạch máu hoặc dây rốn lây sang thai nhi.

 

Nhiều người thắc mắc không rõ giang mai bẩm sinh là gì?
Nhiều người thắc mắc không rõ giang mai bẩm sinh là gì?

 

noneamp Qua sinh nở thường: Khi phụ nữ mang thai mà lại sinh thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xoắn khuẩn giang mai cư trú trong âm đạo tấn công vào cơ thể trẻ vừa sinh ra và gây bệnh.

 

     Qua đây cũng có thể biết được rằng, giang mai bẩm sinh là căn bệnh có nguồn gốc từ người mẹ và khi trẻ đã mắc phải căn bệnh này, thì chắc chắn trong cơ thể người mẹ có sự xuất hiện của khuẩn giang mai.

 

     noneamp Khi không may mắc phải, cơ thể trẻ sẽ có những biểu hiện của giang mai bẩm sinh như:

 

noneamp Những thai phụ mắc bệnh giang mai giai đoạn nặng hoặc không phát hiện và điều trị kịp thời có thể đẫn đến tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu.

 

noneamp Với những trường hợp người mẹ mắc bệnh nhẹ hơn hoặc điều trị hiệu quả, trẻ sinh ra bị giang mai bẩm sinh nên cơ thể suy dinh dưỡng, trở nên còi cọc và có cân nặng chừa đến 2,5kg.

 

noneamp Xuất hiện nhiều bọng nước lớn trên bề mặt da tay và chân của trẻ, trong các bọng nước này chính là xoắn khuẩn giang mai. Sau đó khắp thân trẻ sẽ có tình trạng phát ban và sần sùi.

 

noneamp Bọc sụn ở mũi bị viêm loét làm chảy máu hoặc mủ khiến trẻ bị sổ mũi thường xuyên.

 

Nên quan tâm hơn đến các biểu hiện của giang mai bẩm sinh
Nên quan tâm hơn đến các biểu hiện của giang mai bẩm sinh

 

noneamp Trẻ có dấu hiệu bị suy giảm thính giác.

 

noneamp Vào giai đoạn muộn hơn, xoắn khuẩn Treponema pallidum sẽ dần xâm nhập vào các cơ quan nội tạng của trẻ dẫn đến tình trạng phồng động mạch, viêm màng não hoặc não, viêm dây thần kinh thị giác, hở hàm ếch và biến dạng khuôn mặt của trẻ.

 

     Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề giang mai bẩm sinh là gì và những biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh, mong rằng đã mang đến cho người quan tâm những thông tin cần thiết và quan trọng. 

dakhoabinhduong.com

Bài viết liên quan