Thành bàng quang dày hơn so với bình thường cũng đồng nghĩa với việc thể tích chứa nước tiểu bị thu hẹp lại, từ đó sẽ có rất nhiều vấn đề “rắc rối” phát sinh gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của hệ tiết niệu nam giới. Bình thường người bệnh không thể nhận biết được tình trạng này mà phải thông qua siêu âm và nội soi. Vậy tình trạng dày thành bàng là gì? Bệnh có biểu hiện như thế nào? Liệu bệnh có nguy hiểm không? Và phương pháp khắc phục hiệu quả là gì? Dưới đây các chuyên gia sẽ giúp các bạn giải quyết những vấn đề này.
Thành bàng quang dày là như thế nào?
Thành bàng quang dày hay còn được gọi là dày thành “bóng đái”, được biết đến là một dạng biến chứng xảy ra do sự biến đổi cấu trúc của thành bàng quang >7mm. Tình trạng này có thể gây ra tác động không nhỏ đến quá trình hoạt động của “bóng đái” cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý tại hệ tiết niệu nam giới.
Thành bàng quang dày không chỉ đơn giản là sự gia tăng kích thước của lớp niêm mạc mà đây còn là biểu hiện nhận biết của một số bệnh lý xảy ra ở “bóng đái” như:
- Viêm bàng quang: Dày thành bàng quang chính là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh, bởi nếu “bóng đái” bị viêm nhiễm lâu ngày mà không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến tình trạng phù nề niêm mạc.
- Sỏi bàng quang: Bệnh thường xuất hiện ở những nam giới thường xuyên nhịn tiểu, nếu sỏi tích tụ lâu ngày và gây tổn thương sẽ khiến thành bàng quang ngày càng bị dày cũng như trở nên xơ cứng.
- Ung thư bàng quang: Ung thư được hiểu là tình trạng tăng sinh của các tế bào gây bệnh, từ đó hình thành những khối u xung quanh bề mặt của “bóng đái”. Đây cũng là nguyên nhân vô cùng nguy hiểm làm dày thành bàng quang, do đó người bệnh bắt buộc phải cảnh giác với tình trạng này.
Những dấu hiệu nào giúp nhận biết thành bàng quang dày?
Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẽ: thành bàng quang dày hơn so với bình thường khiến cho thể tích chứa nước tiểu bị giảm và gây ra những triệu chứng dễ nhận biết trong cơ thể. Nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây thì có thể nam giới đang mắc phải tình trạng này:
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng cho nên người bệnh thường có cảm giác nước tiểu vẫn chưa ra hết.
- Tiết tiểu đục và kèm theo mùi hôi lạ, thậm chí còn trộn lẫn máu.
- Người bệnh thường xuyên có cảm giác bị đau tức ở vùng bụng dưới và vùng xương chậu.
- Đi tiểu đêm nhiều lần hoặc đi tiểu không tự chủ.
Thành bàng quang bị dày có nguy hiểm không?
Đối với vấn đề này các chuyên gia cho biết, hiện tượng dày thành bàng quang tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của nam giới. Tuy nhiên, như đã nói trên đó là dấu hiệu “cảnh báo” của nhiều căn bệnh nguy hiểm ở “bóng đái”, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số ảnh hưởng của hiện tượng dày thành bàng quang mà các bạn có thể tham khảo:
- Ảnh hưởng sức khỏe: Tùy thuộc vào từng căn bệnh gây ra tình trạng làm dày thành bàng quang mà sẽ dẫn đến những mối nguy hiểm khác nhau. Thông thường, tình trạng này sẽ gây ra tác động trực tiếp đến khả năng bài tiết của nam giới.
- Ảnh hưởng đời sống tình dục: Tình trạng dày thành bàng quang không chỉ khiến cho nhiều nam giới chịu cảnh mất ngủ với những triệu chứng rối loạn đường tiểu, mà còn bị giảm cảm giác hưng phấn và ham muốn tình dục do sự kéo dài của những cơn đau buốt khi quan hệ.
Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Việc đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là đi tiểu đem và thậm chí là bị mất kiểm soát trong việc tiểu tiện khiến cho nhiều người bệnh không thể nào tập trung, đầu óc thường xuyên bị căng thẳng, từ đó khiến họ gặp không ít phiền toái trong công việc và cuộc sống hằng ngày.
Phương pháp nào có thể điều trị thành bàng quang dày?
Sau khi thăm khám và tiến hành siêu âm, nếu thấy thành bàng quang dày hơn so với bình thường các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào kết quả chuẩn đoán và làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như lựa chọn những phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp mang lại hiệu quả cao.
- Phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc): Hầu hết những trường hợp thành bàng quang dày do viêm bàng quang gây ra đều được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc kháng sinh nhằm mục đích tiêu diệt những loại vi khuẩn có hại, trùng roi… Nhưng những loại thuốc này chỉ mang đến tác dụng với các trường hợp bệnh đang ở giai đoạn nhẹ hoặc khi được kết hợp sử dụng cùng với những phương pháp khác.
- Phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật): Thủ thuật phẫu thuật thường được áp dụng với những trường hợp bị sỏi bàng quang hoặc có dấu hiện xuất hiện những u bướu. Các bác sĩ sẽ ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi và phương pháp xâm lấn tối thiểu hiện đại để điều trị bệnh hiệu quả, giúp ngăn chặn quá trình tăng kích thước của thành bàng quang.
- Phương pháp sử dụng laser: Phương pháp này được thực hiện bằng cách lợi dụng sự xung lực của tia laser để tán nhỏ những viên sỏi đang tích tụ ở “bóng đái”, đồng thời giúp ngăn chặn sự viêm nhiễm cũng như làm giảm bớt tình trạng thành bàng quang dày.
- Phương pháp sử dụng công nghệ hồng quang 3D: Phương pháp này sử dụng sức mạnh của sóng ánh sáng để tiêu diệt những ổ viêm nhiễm, giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm cũng như hạn chế gây ảnh hưởng đến những bộ phận lân cận.