Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm có tốc độ lây truyền nhanh chóng hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng. Bệnh không chỉ được truyền nhiễm qua con đường tình dục mà còn có thể xuất phát từ nhiều con đường khác nhau. Vậy bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống hay không? Hãy cùng các chuyên gia về bệnh xã hội tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
- Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy của thai kì?
- Cách chữa sùi mào gà bằng lá trầu không?
- Những cách làm sảy thai tự nhiên an toàn hiệu quả
Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống hay không
Bệnh giang mai xảy ra do vi khuẩn Treponema Pallidum, đây là loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua lớp niêm mạc da, đặc biệt là vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Chúng cũng có thể đi vào máu và truyền nhiễm sang các cơ quan xung quanh với sức phá hoại khủng khiếp đến hệ xương khớp, hệ thống thần kinh trung ương, tim và phổi đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống hay không
Xem thêm
- Các dạng hình ảnh que thử thai chứng minh điều gì
- Làm thế nào để sẩy thai tự nhiên - Cách sẩy thai nhanh nhất
- Phương pháp phá thai kích thích sinh non là như thế nào?
Theo các chuyên gia về bệnh xã hội, giang mai có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu:
Người bị nhiễm bệnh giang mai trong giai đoạn đầu tiên hoặc thứ hai, đây là hai giai đoạn mà xoắn khuẩn giang mai tồn tại và hoạt động mạnh mẽ ở trong lớp niêm mạc da, gây ra các vết loét trên cơ thể người bệnh.
Người bình thường nếu có tiếp xúc với các xoắn khuẩn giang mai ở ngoài da người bệnh khi quan hệ tình dục hoặc có những tiếp xúc gián tiếp như ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, bàn chải, khăn tắm, dao cạo… Sẽ tạo điều kiện cho xoắn khuẩn giang mai tấn công.
Qua đó, các bạn có thể thấy bệnh giang mai có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết việc bệnh giang mai lây nhiễm qua đường ăn uống rất là khó. Lý giải cho điều này, các chuyên gia đưa ra hai yếu tố dưới đây:
Trong quá trình dùng thức ăn và bát đĩa, không hề có sự tiếp xúc hay cọ sát trực tiếp giữa xoắn khuẩn và cơ thể, cho nên xoắn khuẩn sẽ không có cơ hội để di chuyển và lây nhiễm sang cơ thể khác.
Xoắn khuẩn giang mai không thể tồn tại ở trong nước bọt của người bệnh có lưu lại ở trên chén đĩa. Bình thường, chúng chỉ tồn tại ở những vết thương hở ở bên ngoài da, cơ quan sinh dục, lớp niêm mạc trực tràng – hậu môn, hoặc ở trong máu… Chứ không hề tồn tại ở tuyến nước bọt của người bệnh.
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua nhiều con đường
Tuy nhiên, vẫn có một ít trường hợp hiếm gặp người bệnh bị nhiễm bệnh giang mai ở miệng, lúc này xoắn khuẩn giang mai tồn tại ở những tổn thương và trong tuyến nước bọt ở miệng. Tuy nhiên, nước bọt không phải là môi trường dinh dưỡng thuận lợi để chúng phát triển, vì thế xoắn khuẩn sẽ rất nhanh chết ở môi trường bên ngoài nếu không có niêm mạc da để bám vào. Vì thế, chúng tôi có thể khẳng định khả năng lây nhiễm giang mai từ việc sử dụng chung chén đĩa hay qua đường ăn uống với người bệnh là rất thấp.
Qua những thông tin vừa được cung cấp ở trên về vấn đề bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống hay không? Hy vọng sẽ giúp các bạn giải đáp được phần nào thắc mắc của bản thân.