Xưa nay, thực phẩm luôn là một phương thuốc hữu hiệu có thể dùng để điều trị bệnh hiệu quả nếu người bệnh biết cách sử dụng hợp lý và khoa học, với bệnh trĩ nội cũng thế. Bài viết này sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh trĩ nội.
- Các dạng hình ảnh que thử thai chứng minh điều gì
- Làm thế nào để sẩy thai tự nhiên - Cách sẩy thai nhanh nhất
- Phương pháp phá thai kích thích sinh non là như thế nào?
Khi bị bệnh trĩ nội nên ăn gì?
Người bệnh nên biết, sử dụng thực phẩm đúng cách sẽ giúp cho bệnh đang trầm trọng cũng giảm đi được một phần lớn nỗi khó chịu, bệnh còn nhẹ sẽ nhanh chóng giảm mất. Thực tế còn cho thấy, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh trĩ nội diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả tối đa.
Vậy, khi bị bệnh trĩ nội nên ăn gì cho hiệu quả, hãy tham khảo ngay những thông tin hường dẫn sử dụng thực phẩm dưới đây:
1. Uống nhiều nước
Điều nên làm đầu tiên là uống nhiều nước mỗi ngày, phải đảm bảo đủ 1,5 – 2 lít nước, có thể bao gồm nước lọc, nước rau quả, trái cây hoặc canh, súp. Tác dụng của việc làm này là làm mềm phân, giúp việc đại tiện được dễ dàng và giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Cũng nên thường xuyên bổ sung nước ép từ các loại quả mọng và có màu sậm như quả. Anh đào, dâu đen và dâu xanh, vì chúng rất giàu chất anthocyanin và proanthocyanidin có thể củng cố các tĩnh mạch trĩ làm giảm tình trạng sưng đau bệnh trĩ gây ra.
2. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ
Người bệnh trĩ nội nên ăn thật nhiều nhóm thực phẩm giàu chất xơ vì chất xơ có khả năng giữ nước trong ruột, làm phân mềm ra và dễ dàng di chuyển.
Các loại rau quả và ngũ cốc giàu chất xơ nên ăn như đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây,…
3. Nhóm thực phẩm nhuận tràng
Bệnh trĩ nội nên ăn gì? Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau đay, rau diếp cá hay rau dền.
Bên cạnh đó là:
Chuối và dưa hấu là thực phẩm nhuận tràng được biết đến lâu nay, hãy ăn một ít sau mỗi bữa ăn.
Khoai lang cũng có khả năng nhuận tràng tốt vì thế nên chế biến chúng thành các bữa ăn phụ.
Măng có rất nhiều vitamin giúp nhuận tràng tốt, mật ong cũng có công dụng tương tự.
Magie là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp nhuận tràng và tránh táo bón, do đó hãy tận dụng lượng magie dồi dào từ cá bơn, quả hạnh và hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô,...
Xem thêm:
- Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy của thai kì?
- Cách chữa sùi mào gà bằng lá trầu không?
- Những cách làm sảy thai tự nhiên an toàn hiệu quả
4. Thực phẩm nhiều chất sắt
Trĩ gây ra tình trạng đại tiện ra máu khiến người bệnh bị thiếu máu nghiêm trọng. Cho nên trong quá trình điều trị bệnh trĩ nội, hãy bổ sung các thực phẩm sau vào bữa ăn hằng ngày như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, thịt rùa, ruột già của lợn và dê, quả mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, nấm mèo đen, mè đen, quả óc chó,...
5. Các loại dầu
Hãy tận dụng dầu dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong suốt quá trình điều trị, nhất là dầu cá. Tốt hơn hết, sau khi ăn hãy uống một viên dầu cá vì chúng là loại dầu rất quan trọng và cần thiết.
6. Một số loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ khác
Bên cạnh đó, người bệnh vẫn cần bổ sung thêm một vài nhóm thực phẩm cần thiết cho bệnh trĩ khác như:
Đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má...
Gừng, tỏi và củ hành có thể phân hủy fibri, nhanh chóng khắc phục những tổn thương ở mô, nội tạng và động mạch.
Curcumin trong củ nghệ vàng có tác dụng chống viêm, làm vết thương mau lành, ức chế khối u, thông mật và vô cùng có lợi cho tiêu hóa.