Tiểu són diễn ra thường xuyên sẽ gây cảm giác ngại ngùng xấu hổ và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu về triệu chứng cũng như cách điều trị tiểu són để sớm khắc phục tình trạng này nhé.
- Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy của thai kì?
- Cách chữa sùi mào gà bằng lá trầu không?
- Những cách làm sảy thai tự nhiên an toàn hiệu quả
Tình trạng tiểu són thường xuyên mắc bệnh gì?
- Són tiểu hay còn gọi là tiểu không tự chủ là tình trạng không thể kiểm soát được quá trình đi tiểu của chính mình. Người bệnh sẽ không thể điều khiển được bàng quang và kết quả là sẽ tiểu són ra ngoài, thậm chí nhiều trường hợp cần phải mang tã. Việc són tiểu khiến cho tâm lý người bệnh trở nên xấu hổ nhưng đây là chứng bệnh thường gặp ở nhiều người.
- Trường hợp bệnh rất nhẹ, bệnh nhân sẽ cảm thấy một lượng nhỏ nước tiểu đôi khi rỉ ra (chảy nhỏ giọt) khi đang ho, hắt hơi hoặc trên đường đi vào nhà vệ sinh. Đối với bệnh nhẹ đến vừa, nước tiểu rỉ ra hằng ngày và cần phải dùng băng vệ sinh để thấm hút. Nặng hơn, lượng nước tiểu chảy ra ngoài có thể thấm ướt hết vài miếng thấm mỗi ngày.
- Triệu chứng bệnh tiểu són thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, do cấu tạo đường tiểu ngắn và khiến họ mất đi sự nâng đỡ ở bọng đái.
- Dĩ nhiên là són tiểu, có thể thường xuyên và nhiều hoặc không thường xuyên và ít.
- Tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai tiếng đồng hồ, hoặc diễn ra trên bảy lần một ngày gây bất tiện trong cuộc sống.
- Thường xuyên phải thức dậy để đi tiểu ít nhất hai lần một đêm, gặp hiện tượng tiểu gắt, đái dầm.
Xem thêm:
- Các dạng hình ảnh que thử thai chứng minh điều gì
- Làm thế nào để sẩy thai tự nhiên - Cách sẩy thai nhanh nhất
- Phương pháp phá thai kích thích sinh non là như thế nào?
Tiểu són mắc bệnh gì và cách điều trị bệnh tiểu són
Chứng này có thể xảy ra trong khi có thai, khi ho hoặc ách xì, hoặc khi thực hiện một động tác nào đó làm tăng sức ép vào bọng đái (bàng quang). Ngoài ra, nó còn liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương của vùng chậu, xạ trị, hoặc do một số bệnh của hệ thần kinh, các hệ thống khác của cơ thể gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh són tiểu đó là lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô, nhất là sau khi tắt kinh nguyệt ở phụ nữ, còn ở đàn ông, sưng nhiếp hộ tuyến hoặc sau khi giải phẫu nhiếp hộ tuyến.
Tiểu són mắc bệnh gì thì nó còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nữa của cơ thể bao gồm chứng táo bón, tê liệt nằm tại chỗ, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh khi thấy tình trạng này, điều cần làm là nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tiến hành chẩn đoán để điều trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh tiểu són thật ra có rất nhiều và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đạt được kết quả tối. Bạn nên hạn chế uống nhiều nước, cà phê, bia, rượu, không để táo bón kéo dài, giảm cân, tập nhịn tiểu và đi tiểu theo giờ.
Rèn luyện thói quen tập thể dục cơ ở vùng kín, uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ. Bác sĩ có thể can thiệp ngoại khoa bằng các phẫu thuật mổ nội soi, mổ bụng hoặc ngả âm đạo, đặt ống thông tiểu ngắt quãng. Hi vọng với những chia sẻ vừa chia sẻ bạn đã biết được sự nguy hiểm cũng như tiểu són mắc bệnh gì để từ đó kịp thời có biện pháp phòng ngừa và điều trị.