Giang mai được xem là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay với tốc độ lây lan nhanh chóng, không chỉ là nỗi ám ảnh của riêng người bệnh mà còn đe dọa an toàn sức khỏe của cả cộng đồng, xã hội. Lẽ đó mà việc tìm hiểu xem bệnh giang mai là gì, cũng như biết rõ những dấu hiệu và nguyên nhân gây ra sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng chống bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân và mọi người.
- Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy của thai kì?
- Cách chữa sùi mào gà bằng lá trầu không?
- Những cách làm sảy thai tự nhiên an toàn hiệu quả
Tìm hiểu xem bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là gì? Đây là căn bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên là Treponema pallidum gây ra. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh xã hội có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe và thậm chí là dẫn tới nhiều hệ lụy làm gánh nặng cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội.
Theo các chuyên gia bệnh xã hội, nguyên nhân gây bệnh giang mai thường được bắt nguồn từ những thói quen sau:
Quan hệ tình dục với người mang bệnh nhưng không sử dụng các biện pháp an toàn: Vì quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm những căn bệnh xã hội, kể cả giang mai, chủ yếu và nhanh nhất, thế nên nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng dương tính với khuẩn giang mai thì nguy cơ mắc bệnh là vô cùng cao. Quan hệ tình dục ở đây được hiểu với các hình thức thông thường gồm quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng.
Lây từ mẹ sang con: Nhiều thai phụ mắc bệnh giang mai do không biết mình đã mắc bệnh hoặc điều trị bệnh không hết hẳn đã khiến cho bệnh lây truyền sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối, từ đó trẻ sinh ra có thể mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
Tiếp xúc với vết thương hở của người mắc bệnh: Xoắn khuẩn giang mai có thể dễ dàng tấn công cơ thể và nhanh chóng đi vào vào huyết thanh, máu của bạn. Vì thế nếu bạn vô tình tiếp xúc, va chạm với vết thương hở trên người người bệnh có chứa dịch mủ hoặc máu thì rất dễ bị nhiễm bệnh.
Lây qua đường máu: Nếu bạn nhận máu được truyền từ người mắc bệnh giang mai, hoặc ôm hôn, tiếp xúc thân mật với người bệnh thì cũng rất có khả năng bị nhiễm khuẩn, nhưng nguyên nhân gây bệnh giang mai do truyền máu có khả năng xảy ra cao hơn.
Xem thêm
- Các dạng hình ảnh que thử thai chứng minh điều gì
- Làm thế nào để sẩy thai tự nhiên - Cách sẩy thai nhanh nhất
- Phương pháp phá thai kích thích sinh non là như thế nào?
Dấu hiệu của bệnh giang mai
Giang mai thường trải qua 3 giai đoạn, mỗi một giai đoạn sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu khác nhau giúp người bệnh dễ dàng nhận biết.
Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh giang mai qua từng giai đoạn các bạn nên lưu ý:
Giai đoạn 1: Sau 2 đến 4 tuần nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu lở loét (còn gọi là bệnh hạ cam) tại nơi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vết loét này thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục, nhưng cũng có khả năng phát hiện ở miệng hay trực tràng (hậu môn) nếu các bạn từng quan hệ tình dục hoặc có các hoạt động tiếp xúc với người bệnh liên quan đến bộ phận này. Những vết lở loét này sẽ tự lành sau khoảng 1 – 5 tuần.
Giai đoạn 2: Khi không được phát hiện hoặc điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiếp tục phát triển với các biểu hiện là săng giang mai giai đoạn 2 từ tuần thứ 6 đến tuần 12. Các dấu hiệu nhận biết lúc này bao gồm sốt; nhức đầu; đau khớp; ăn uống không có cảm giác ngon miệng; nổi ban trên bộ phận sinh dục, miệng, đặc biệt là lòng bàn tay và lòng bàn chân; đau họng; sưng tuyến hạch (nách, háng, cổ) và mệt mỏi cơ thể kéo dài. Tuy nhiên giai đoạn này có thể diễn ra và tiến triển âm thầm trong thời gian dài mà không có bất cứ triệu chứng gì, nếu có thì người bệnh cũng rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác.
Giai đoạn 3: Sau khi nhiễm bệnh trong khoảng 10 – 40 năm, bệnh giang mai sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ ràng hơn như tổn thương tim mạch và não, ảnh hưởng đến trí nhớ, tê liệt và đi đứng mất thăng bằng. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân không có bất kỳ dấu hiệu nào trong cả 2 giai đoạn 2 hoặc 3.