Cột sống có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Do đó mà các bệnh lý về cột sống cũng rất được quan tâm. Tuy nhiên có rất nhiều người chưa biết rõ về cấu tạo của cột sống và các bệnh liên quan đến nó. Bài viết hôm nay sẽ giúp mọi người làm rõ nhiều vấn đề về cột sống để có thêm hiểu biết về bảo vệ sức khỏe cơ thể và biết được con người có bao nhiêu đốt xương sống
- Nguyên lý xét nghiệm hba1c trong theo dõi bệnh tiểu đường
- Uống đường glucose có tác dụng gì đối với cơ thể?
- Chỉ số kháng thể viêm gan B là gì? Bao nhiêu kháng thể là đủ?
- Viêm gan C - Xét nghiệm Anti HCV là gì?
Hình dạng và chức năng của xương cột sống - con người có bao nhiêu đốt xương sống
Trong cơ thể con người, cột sống chính là phần trụ để nâng đỡ cơ thể. Nó giữ cho cơ thể đứng thẳng và là phần trụ cột để nối với các xương khác của cơ thể lại với nhau như đầu, ngực, tay, chân, xương chậu.
Cột sống là một chuỗi khớp xương nối liền lại với nhau bằng các dây chằn và đĩa đệm do đó chúng có thể cử động rất linh hoạt đặc biệt là vùng cổ giúp đầu cử động và quan sát tốt.
Cột sống còn là một đường ống chắc chắn để bảo vệ tủy sống bên trong, là nơi xuất phát của các rễ thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
Chiều dài của cột sống phụ thuộc vào chiều cao của cơ thể. Chiều dài cột sống trung bình của nam là 71cm và của nữ là 61cm. Nhìn nghiên ta sẽ thấy cột sống có độ cong tự nhiên hình chữ S với 2 đoạn ưỡn ở cổ và thắt lương, 1 đoạn gù ở ngực. Độ cong này sẽ giúp cơ thể giữ thăng bằng khi đứng thẳng, hoạt động như một bộ giảm xóc khi chúng ta vận động do các lực tác động lên cơ thể luôn được phân tán.
Cơ thể con người có bao nhiêu đốt sống
Như chúng ta đã biết, cột sống có thể cử động linh hoạt là nhờ có nhiều đốt sống nhỏ nối lại với nhau bằng các dây chằn và đĩa đệm. Vậy có tổng cộng bao nhiêu đốt sống cấu tạo nên cột sống.
Con người có báo nhiêu đốt xương sống - Cột sống được cấu tạo từ 33 đốt sống gồm:
- 7 đốt sống cổ từ C1 – C7
- 12 đốt sống ngực từ D1 – D12
- 5 đốt sống thắt lưng từ L1 – L5
- 5 đốt sống cùng từ S1 – S5
- 4 đốt sống cụt liền nhau
Cấu tạo các đốt xương cột sống
Mỗi đốt xương cột sống gồm 3 bộ phận chính:
- Thân đốt sống: Có dạng hình trụ, lõm ở hai đầu và có vành xương đặc ở xung quanh. Có hai mảnh cung và hai cuốn cung kết hợp với thân tạo thành lỗ sống. Trên và dưới của mỗi cuốn cung có các khuyết sống, khi hai đốt sống khớp nhau các khuyết đó tạo thành lỗ trống để dây thần kinh chiu ra.
- Mõm đốt sống: Mõm gai từ giữa mặt sau chạy ra sau và xuống dưới. Mõm ngan nối cuốn và nhánh đi ngang ra phía ngoài. Mỗm khớp nối các mỗm gai và mỗn ngang lại làm cho các đốt liền nhau.
- Lỗ sống được hình thành bởi sự ăn khớp của các cung đốt sống. Khi các đốt sống nối lại với nhau thì các lỗ sống nàu sẽ tạo thành một đường ống dài thẳng tắp chứa tủy sống.
Xem thêm:
- Nên ăn gì để kinh nguyệt đều đặn trở lại bình thường?
- Ăn trứng gà nhiều mỗi ngày có tốt không?
- Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì và được đào tạo ra sao ?
- Đường Splenda là gì? Có nên sử dụng thường xuyên chất sucralose hay không?
Các bệnh lý về cột sống - con người có bao nhiêu đốt xương sống
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng cột sống bị suy thoái do hoạt động quá mức, bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng lại có hậu quả rất nghiêm trọng có thể gây bại liệt hoặc tử vong. Cột sống trải dài từ trên xuống dưới do đó tùy vào vị ytis thoái hóa sẽ có các triệu chứng khác nhau.
Sự thoái hóa thường diễn ra ở những vùng vận động nhiều như cổ và thắt lương với các biểu hiện:
- Đau thắt lưng ầm ĩ kéo dài trong nhiều tuần. Cơn đau tăng khi ngồi trong thời gian dài, thực hiện các tư thế cong, xoay người hoặc nâng đồ vật nặng. Cơn đau lan xuống chân gây yếu và tê chân, khó khăn khi di chuyển.
- Đau nhức cổ, cứng và khó khăn khi vận động cổ, cơn đau với mức độ nặng tới đột ngột và kéo dài. Cơn đau có thể lan xuống một bên vai hoặc cánh tay do ảnh hưởng dây thần kinh.
Thoát vị địa đệm
Là tình trạng địa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép ống sống và rễ dây thần kinh, có thể gây nức rách vòng sợi
Cột sống cổ và thắt lương là những nơi dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm với một số biểu hiện:
- Gây các cơn đâu nhức hoặc tê lan dọc từ thắt lương xuống mông và chân
- Nếu là các cơn đau ở cổ sẽ lan xuống vai và hai cánh tay
- Cơn đau thường tái phát nhiều lần, mỗi laand kéo dài 1 2 tuần
- Đau âm ie hoạc dữ dỗi nhất là khi vận động cột sống
- Có cảm giác như kiến bò, kim châm ở vùng bị đau
Gai cột sống
Gai cột sống là bệnh lý do các xương gai mọc ra ở hai bên đốt sống. Thường xuất hiện ở mặt trước và bên của cột sống.
Một số biểu hiện thông thường của bệnh là:
- Đau ở những vùng dễ xuất hiện gai như cổ, thắt lưng, những vị trí tương ứng với phần cột sống liên quan.
- Trường hợp nặng cơn đâu từ cổ sẽ lan xuống hai tay hoặc lan dọc xuống chân.
- Mất cảm giác ở phần cột sống bị gai.
- Cơ bắp yếu đi
Những tác nhân gây tổn thương cột sống
- Thường xuyên làm việc trong môi trường nặng nhọc, bê vác đồ nặng hoặc thực hiện một tư thế trong thời gian dài.
- Ăn uống thiếu chất không cung cấp đủ ding dưỡng cần thiết, đặt biệc là canci
- Người có thân hình bự gây đè ép cột sống
- Gặp các tai nạn bị ngoại lực tác động làm chấn thương cột sống
- Tuổi già cơ thể bị lão hóa là nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cột sóng
Qua bài viết này bạn đã biết con người có bao nhiêu đốt xương sống và Các bệnh về cột sống thường diễn biến âm thầm đến khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng thì hầu như đều đã trở nặng. Do đó bạn nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường của cột sống để có thể thăm khám và điều trị kịp thời.