Xã hội ngày càng phát triển với chế độ ăn giàu năng lượng cùng với đó là cuộc sống ít vận động là những điều kiện làm cho bệnh tiểu đường phát triển. Hiểu rõ bệnh tiểu đường và những biến chứng của nó sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng tránh và điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh tiểu đường qua bài viết dưới đây nhé.
- Nguyên lý xét nghiệm hba1c trong theo dõi bệnh tiểu đường
- Uống đường glucose có tác dụng gì đối với cơ thể?
- Chỉ số kháng thể viêm gan B là gì? Bao nhiêu kháng thể là đủ?
- Viêm gan C - Xét nghiệm Anti HCV là gì?
Bệnh tiểu đường là gì ?
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính với lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do sự rối loạn chuyển hóa đường huyết. Lượng đường dư thừa này không được chuyển hóa thành các chất dự trữ mà được thận lọc và đào thải ra ngoài qua nước tiểu.
Bệnh tiểu đường gây nguy hiểm cho cơ thể là do lượng đường trong máu ở mức cao trong thời gian dài làm tổn thương các cơ quan khác như mắt, thận, dây thần kinh, hệ tim mạch và nhiều cơ quan khác.
Bệnh tiểu đường gồm có 3 loại chính đó là:
- Bệnh tiểu đường type 1
- Bệnh tiểu đường type 2
- Bệnh tiểu đường thai kỳ
Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường không rõ ràng, bạn nên đi làm xét nghiệm máu để biết chính xác tình trạng bệnh. Có một vài biểu hiện mà bạn nên lưu ý như: nhanh đói, mệt mỏi, khác nước và đi tiểu nhiểu, giảm thị lực, khô miệng và ngứa da.
Nguyên nhân gây ra bẹnh tieu duong
Lượng đượng trong máu giúp cơ thể tạo ra năng lượng gọi là glucose. Đây là một dạng đường đơn được cơ thể hấp thu từ quá trình tiêu hóa tinh bột trong thực phẩm. Sau khi ăn cơ thể sẽ hấp thu lượng lớn glucose vào máu làm tăng đường huyết. Tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để chuyển hóa lượng glucose này thành glycogen để dự trữ vào gan và cơ. Lượng đường huyết nhờ vậy mà luôn được giữ ở mức bình thường.
Tuy nhiên nếu vì nguyên nhân nào đó mà glucose không được chuyển thành glycogen, lượng đường tích tụ nhiều trong máu gây ra bệnh tiểu đường. Tùy vào từng loại bệnh mà có các nguyên nhân cụ thể khác nhau.
Người mắc bệnh tiểu đường type 1 là do tụy có vấn đề nên không sản xuất đủ lượng insulin cần thết để chuyển hóa glucose. Tiểu đường type 1 thường hiếm gặp và thường mang tính di truyền cao.
Bệnh tiểu đường type 2 là do người bệnh đề kháng với insulin. Cơ thể vẫn sản xuất ra insulin nhưng không thể chuyển hóa glucose được. Nguyên nhân của sự đề kháng này hiện vẫn chưa trõ. Nhiều người cho rằng do yếu tố di truyền hoặc do môi trường gây ra.
Đối với phụ nữ đang mang thai, một số nội tiết tố do cơ thể tiết ra có khả năng làm ức chế insulin chuyển hóa glucose làm tích tụ đường trong máu cao. Bệnh thường tự khỏi sau khi sinh xong.
Bệnh tiểu đường thường diễn ra âm thầm trong thời gian dài đến khi phát bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể
Xem thêm:
- Nên ăn gì để kinh nguyệt đều đặn trở lại bình thường?
- Ăn trứng gà nhiều mỗi ngày có tốt không?
- Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì và được đào tạo ra sao ?
- Đường Splenda là gì? Có nên sử dụng thường xuyên chất sucralose hay không?
Các biến chứng của bẹnh tieu duong
Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm để có phương pháp điều trị, thời gian dài bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Tổn thương thận do làm việc quá sức để đào thải lượng đường dư thừa trong máu. Nghiêm trọng có thể gây suy thận thậm chí là hư thận.
- Gây ra các bệnh tim mạch do đường huyết tăng cao làm tích tụ cholesterol trong máu gây xơ vữa, tắc nghẽn động mạch. Nếu khồn điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
- Đường huyết tăng cao làm tổn thương các mao mạch nhỏ nuôi dây thần kinh. Các dây thần kinh này sẽ không nhận đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng lâu ngày sẽ bị thoái hóa. Các vùng thường bị là các đầu ngón tay hoặc chân sẽ bị ngứa, tê, rát lâu dần sẽ lan rộng lên gây mất cảm giác ở tay chân.
- Tổn thương võng mạc mắt đối do các mao mạch ở mắt bị trương phình, tắc nghẽn gây suy giảm thị lực nghiêm trọng. ngoài ra còn có nguy cơ gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
- Dường huyết cao làm cho độ keo của máu tăng thao gây khó khăn trong lưu thông đặc biệt là các vùng xa tim như các chi. Sự thiếu máu này không chỉ ảnh hưởng đến các dây thần kinh mà cong làm cho vết thương lâu lành gây nhiễm trùng, lở loét có thể phải đoạn chi.
- Người bị tiểu đường dễ mắc các bệnh về da như nhiễm trùng, nhiễm nấm do hệ miễn dịch suy yếu.
Bệnh tiểu đường nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp sẽ không còn là mối lo ngại và bạn có thể sống chung với nó. Vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mình và nên làm xét nghiệm đường huyết nếu thấy có những biểu hiện bất thường liên quan đến bệnh tiểu đường.