Võng mạc là lớp màng trong cùng nằm ở đằng sau mắt, là một mạng lưới các thụ thể thần kinh có nhiệm vụ chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu hình ảnh để truyền về cho não qua các dây thần kinh thị lực. Khi bị tổn thương mà không thể phục hồi bạn sẽ mất đi thị lực và phải dùng phương pháp thay phẫu thuật thay võng mạc để điều trị.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân gây tổn thương võng mạc và phương pháp thay võng mạc mắt để biết cách bảo vệ đôi mắt tốt hơn.
- Nên ăn gì để kinh nguyệt đều đặn trở lại bình thường?
- Ăn trứng gà nhiều mỗi ngày có tốt không?
- Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì và được đào tạo ra sao ?
- Đường Splenda là gì? Có nên sử dụng thường xuyên chất sucralose hay không?
Các bệnh về võng mạc mắt
Bong võng mạc mắt
Bong võng mạch là một triệu chứng về bệnh võng mạc mắt mà cụ thể là võng mạc mắt bị bong ra khỏi lớp mô ở đáy mắt. Tác nhân làm cho lớp võng mạc này bị bong ra là do là do một tổn thương nhỏ ở võng mạc gây ra vết rách khiến cho dịch ở mắt tràn xuống võng mạc dần dần làm cho lớp võng mạc bị bong ra tách rời khỏi lớp mô mắt.
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn tới mất thị lực và mù hoàn toàn. Vì vậy khi bị tổn thương võng mạc người bệnh cần được cấp cứu ngay, đặt biệt lưu ý khi xuất hiện các dấu hiệu hoa mắt, choáng váng, cảm giác hơi nặng trong mắt, xuất hiện các bóng đen trong vùng ảnh nhìn thấy
Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bong võng mạc mắt bao gồm cận thị nặng, rách võng mạc, chấn thương mắt, di truyền từ gia đình hoặc có thể là do biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể
Bệnh võng mạc do tiểu đường
Đây là một chứng bệnh về mắt do biến chứng từ căn bệnh tiểu đường, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến mù hoàn toàn. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm có nguy cơ biến chứng sang bệnh võng mạc mắt tới 80%. Với việc điều trị lịp thời cùng với việc kiểm tra mắt thường xuyên thì 90% những ca mới mắc có thể thuyên giảm nhờ điều trị.
Bệnh võng mạc do tiểu đường thường diễn biến âm thầm không có các triệu chứng rõ ràng. Muốn phát hiện ra bệnh cần phải chụp ảnh đáy mắt, nếu đang bị bệnh thì sẽ thấy được các mao mạch đáy mắt đang phình to do tắc nghẽn cục bộ gây thiếu máu võng mạc.
Chuyển sang giai đoạn nặng những mạch máu dưới đáy mắt xuất hiện nhiều do ắc nghẽn mạch máu. Chúng sẽ vỡ ra gây xuất huyết và làm giảm thị lực. Các vệt máu và những đóm đỏ trôi nổi xuất hiện trong tầm nhìn của người bệnh. Sau thời gian dài bệnh nhân sẽ xuất huyết nhiều hơn khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng. Nếu không được điều trị thì nó sẽ tồn tại rất lâu thận chí là không mất đi. Các trường hợp xuất huyết thường xảy ra trong lúc người bệnh đang ngủ.
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Các mạch máu nuôi võng mạc phát triển hoàn thiện khi trẻ được sinh đủ tháng. Do đó khi trẻ bị sinh non, các mạch máu chưa được phát triển đầy đủ nên võng mạc không thể nhận được lượng máu đầy đủ gây ra bệnh.
Gia đoạn đầu bệnh không thể hiện ra ngoài đến khi đến giai đoạn cuối mới thấy con ngươi xuất hiện màu trắng đục đãn tới tình trạng cận thị hoặc lác mắt sau này. Trường hợp nặng, sẽ tạo thành các sẹo gây co võng mạc làm thay đổi hình dạng võng mạc dẫn tới giảm thị lực trầm trọng. Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời đôi với trẻ sinh non nên chủ động đưa trẻ đi khám vào khoảng tuần thứ 5 – 7 sau sinh.
Bạn nên kiểm tra mắt thường xuyên đặc biệt là khi có các dấu hiệu bất thường trong mắt. Các bệnh về võng mạc mắt có thể được điều trị kịp thời bằng các phương pháp laser nội nhãn, tiêm Anti-VEGF phẫu thuật cắt dịch kính. Võng mạc mắt nếu để tổn thương quá lâu mà không điều trị sẽ gây ra hoại tử và không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường. Lúc này bạn phải được làm phẫu thuật thay võng mạc mắt nếu muốn lấy lại thị lực.
Xem thêm:
- Nguyên lý xét nghiệm hba1c trong theo dõi bệnh tiểu đường
- Uống đường glucose có tác dụng gì đối với cơ thể?
- Chỉ số kháng thể viêm gan B là gì? Bao nhiêu kháng thể là đủ?
- Viêm gan C - Xét nghiệm Anti HCV là gì?
- Hbsag - Anti hbs định lượng là gì?
Phẫu thuật thay võng mạc mắt
Đối với những tổn thương võng mạc mà các phương pháp điều trị thông thường không thể chữa khỏi do võng mạc bị tổn thương quá nặng hoặc đã bị hoại tử hoàn toàn thì chỉ có thể dùng phương pháp phẫu thuật thay võng mạc mắt.
Vóng mạc mắt dùng để thay thế là do được sự hiến tặng từ những người bị chết não. Trướt khi thay, võng mạc mới này sẽ phải làm các xét nghiệm để kiểm tra độ tương thích của nó đối với bệnh nhân. Nếu phù hợp với tất cả các điều kiện thì mới được sử dụng còn nếu không phù hợp thì sẽ phải tìm võng mạc khác để thay thế.
Ngoài ra các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu thành công võng mạc nhân tạo từ graphene. Đây là một siêu vật liệu được cấu tạo từ một lớp nguyên tử carbon liên kết với nhau theo hình tổ ong rất nhẹ và bền nhưng lại linh hoạt và mềm dẻo. Khi được cấy vào mắt chúng sẽ chuyển đổi ánh sáng thành các xung điện chạy qua các dây thần kinh thi giác đến não giúp người bị tổn thương võng mạc lấy lại thị lực.
Bệnh do tổn thương võng mạc có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, đặt biệt có thể làm phẫu thuật để thay võng mạc mắt nếu bị tổn thương hoàn toàn. Tuy nhiên các phương pháp điều trị đều có chi phí tương đối cao vì vậy việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh là điều quan trọng hơn hết. Bạn nên kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện kịp thời các bệnh về mắt để điều trị kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm.