Đáng xem

Chỉ số Glucose là gì? và bao nhiêu là an toàn?

28/06/2019 1385 đã xem


Điều quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường là luôn giữ chỉ số glucose máu ở mức ổn định. Theo dõi chỉ số glucose thường xuyên giữ ổn định sẽ giúp bạn quản lý tốt căn bệnh tiểu đường bằng cách duy trì hoặc thay đổi chế độ ăn uống, sử dùng thuốc, chế độ tập luyện sao cho phù hợp để cân đối chỉ số ở mức ngưỡng bình thường càng tốt. Vậy chỉ số Glucose là gì? và bao nhiêu an toàn? Để trả lời cho những câu hỏi này mời các bạn đón xem  bài viết dưới đây.

 

 

Chỉ số Glucose là gì?

 

Glucose là tên khoa học của một chất rất quen thuộc và gắn bó với chúng ta hàng ngày: Đường. Glucose rất quan trọng đối với cơ thể con người vì đó chính là nguồn cung cấp năng lượng đồi dào cung cấp cho tất cả cơ quan trong cơ thể hoạt động.

 

Vậy các bạn biết tạo sao khi tập thể dục nhiều hoặc đói là dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ể oải, chóng mặt, có thể bị bị ngất không? Đó chính là lượng đượng Glucose không cung cấp đủ cho cơ thể, dẫn đến  “hạ đường huyết” (giảm lượng lượng đường đột ngột hoặc thời gian dài).

 

Glucose có mặt hầu hết trong các đồ ăn thức uống hằng ngày. Trong quá trình tiêu hóa  thức ăn, các enzim sẽ tự phân tách glucose ra từ thức ăn. Sau đó glucose được đốt cháy tại các cơ quan tế bào tạo ra năng lượng cùng khí CO2 và H2O. Chức năng của gan, tuyến tụy và một số hormone khác có nhiệm vụ điều tiết lượng glucose trong cơ thể

 

 

Chỉ số Glucose bao nhiêu an toàn?

 

Glucose còn gọi là đường là nguồn năng lượng chính để nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta hay nạp vào cho cơ thể mỗi ngày. Trong máu của chúng ta luôn có một lượng Glucose nhất định, việc để đảm bảo duy trì cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động hàng ngày: Các chỉ số Glucose trong máu bình thường sẽ được miêu tả cụ thể sau đây:

 

  • Trước khi ăn sáng mức lượng đường Glucose khoảng 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l).

  • Sau thời điểm ăn sáng 1 - 2 giờ  khoảng 180 mg/dl (tức 10 mmol/l).

  • Thời điểm trước khi đi ngủ Glucise sẽ là 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l).

 

máy kiểm tra chỉ số glucose ( lượng đường huyết)

 

Chúng ta có sử dụng máy đo chỉ số Glucose thường xuyên tại nhà, theo dõi dựa trên các khung giờ trên để xác định được cơ thể mình có mắc bệnh tiểu đường không?

 

Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

 

Đối với người bệnh tiểu đường có chỉ số Glucose cụ thể như sau:

 

  • Nếu đo chỉ số Glucose lúc đói (tính thời gian khoảng 8 tiếng chưa ăn) cho ra kết quả từ 125 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt lưu ý: Bạn là cần đo 2 lần liên tiếp để đưa kết luận chính xác hơn. Bởi các chỉ sô Glucose đo sẽ không đồng nhất.

chỉ số glucose của người bệnh tiểu đường

 

  • Trong trường hợp bạn đo ra kết quả chỉ số dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) cần đến cơ sở để được bác sĩ để được tư vấn kỷ lưỡng hơn.

  • Nếu do chi số Glucose  lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì bạn đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết khi đói. Tỷ lệ 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. Vì vậy, nếu bạn đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương pháp lộ trình điều trị phù hợp, tránh tình trạng bệnh tiểu đường  diễn biến xấu hơn.

Phần trên đã giới thiệu cho các bạn về các chỉ số Glucose của người mắc bệnh tiểu đường. Các bạn cũng cần nắm rõ các chỉ số đo chuẩn xác đồng thời theo dõi các dấu hiểu của bệnh tiểu đường để tìm hiểu rõ hơn xét nghiệm chỉ số Glucose là gì và được tiến hành như thế nào? Mời các bạn đón xem phần tiếp theo.

 

Xét nghiệm chỉ số Glucose là gì?

 

Nếu bạn nghi ngờ mình bị tiểu đường, làm xét nghiệm chỉ số glucose (hay còn thường gọi là xét nghiệm đường huyết). Với xét nghiệm chỉ số Glucose sẽ giúp bạn xác định chẩn xác mình có mắc bệnh tiểu đường hay không?

 

Xét nghiệm này sẽ đo lượng đường hiện tại có trong máu của bạn là bao nhiêu.  Khi lây mẫu có thể lấy  trước khi ăn vào lúc đói ( từ 8 – 10 tiếng không ăn) hoặc vào một thời điểm ngẫu nhiên.  Nếu xét nghiệm trong khoảng thời gian này sẽ giúp bạn định hình chỉ số Glucose chẩn xác nhất.

 

Khi tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm chỉ số Glucose được lấy từ tĩnh mạch (thông thường se lấy mặt trong khuỷu tay). Các bác sĩ hoặc y tá sẽ sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn y tế. Sau khi lấy mẫu máu bác sĩ sẽ cho vào phòng xét nghiệm và tiến hành kiểm tra mẫu máu có lượng đường bao nhiêu.

 

Nếu chỉ số glucose trong máu ở mức bình thường (như đã giới thiệu ở phần trên) thì bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang trong thai kỳ mang thai thì chỉ số đường huyết này thấp hơn bình thường là điều bình thường, chỉ số Glucose khoảng 70,9 mg/dl ±

 7,8 (3,94 mmol/l ± 0,43) vào lúc đói

 

Tại sao phải đo chỉ số chỉ Glucose (đường huyết)?

 

Glucose tất nhiên là một nguồn cung cấp năng lượng chính không thể thiếu cho cơ thể nhưng khi nồng độ glucose tăng quá cao, nó gây ra nhiều nguy hiểm sau đây ảnh hưởng đến:

 

  • Giảm khả năng tiết insulin (một loại hormone điều tiết glucose trong máu) của tuyến tụy, khiến tuyến tụy phải làm việc ngày đêm dẫn đến quá tải và hư hỏng nặng.

 

bảng chuyển đổi chỉ số glucose

  • Làm mạch máu xơ cứng, do các mãng đường tích tụ bám trên mạch máu dẫn đến xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận (phải lọc máu nhân tạo), đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, suy giảm miễn dịch, suy giảm thị lực, hỏng các dây thần kinh, chậm lành vết thương (nhiều vết thương gây viêm loét và phải cắt bỏ bộ phận đó),…

Như vậy, xét nghiệm glucose là một xét nghiệm khá quan trọng, giúp phát hiện và kịp thời chữa trị căn bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, để duy trì chỉ số đường huyết ổn định, chúng ta cũng nên có một chế độ ăn uống hợp lý, ít đồ ngọt, kết hợp vận động, tập luyện sức khỏe thường xuyên.  

 

Xem thêm:

 

Chế độ ăn uống và thể thao cho người bệnh tiểu đường.

 

Làm thế nào để ổn định chỉ số Glucose.

 

  • Tránh bữa ăn lớn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính, 1 - 3 bữa phụ.

  • Nên ăn đều đặn và đúng giờ trong các bữa ăn. Không được bỏ ăn, ngay cả lúc bệnh nặng hoặc chán ăn.

  • Nên cân đối  khi ăn có lượng đường ổn định và phù hợp với từng người bằng cách biết thay thế thức ăn giàu chất bột đường.

  • Dùng thức ăn có chỉ số đường huyết thấp, ăn chậm và nhai kỹ.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều tinh bột.

  • Nên ăn các loại rau củ quả trong bữa ăn và kèm theo các trái cây bộ sung vitamin sau bữa ăn (được gọi món trán miếng).

 

 

Chế độ luyên tập thể lực tăng cường sức khỏe.

 

  • Tập thể dục thể thao: Là một phương pháp tăng cường sức đề kháng chống bá bệnh cũng như làm giảm chỉ số đường huyết hiệu quả. Vì vậy, bạn nên xây dựng một bản thân chế độ luyện tập hợp lý và tham khảo ý kiến của bác sỹ khi cần thiết. Có thể áp dụng các bài tập như erobic, yoga, chạy bộ, đạp xe … thường được khuyến khích ở người bệnh tiểu đường. Lưu ý bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên trước và sau quá trình tập luyện.

  • Tăng cường hoạt động thể thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần.

 

Trên đây là hướng dẫn các bạn chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để có thể kiểm soát được chỉ số Glucose ở mức an toàn và ổn định. Bạn cần duy trì và thường xuyên kiểm tra theo dỗi chỉ số glucose tốt nhất. . Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường, tăng hay giảm các bạn cần thăm khám càng sớm càng tốt. Lưu ý, khi kiểm soát tiểu đường bạn nên lựa chọn các địa chỉ thăm khám uy tín để nhanh chóng, kết quả chuẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị hợp lý.

 

Dakhoabinhduong.com

Bài viết liên quan