Bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay mà trong đó chiếm đa số là bệnh tiểu đường type 2 với nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi đã mắc bệnh , hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trì đường huyết ở mức ổn định bằng phác đồ điều trị phù hợp. Vậy phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 2 như thế nào bạn đã thực sự biết rõ. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.
- Nên ăn gì để kinh nguyệt đều đặn trở lại bình thường?
- Ăn trứng gà nhiều mỗi ngày có tốt không?
- Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì và được đào tạo ra sao ?
- Đường Splenda là gì? Có nên sử dụng thường xuyên chất sucralose hay không?
Nhận định chung về bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 là một rối loạn trong chuyển đổi đường huyết do sự đề kháng của các tế nào đối với insulin, lượng insulin mà tuyến tụy sản xuất không đủ để chuyển hóa glucose thành glycogen để làm chất dự trữ. Do đó lượng đường trong máu sẽ tăng rất cao sau bữa ăn và được thận lọc thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Bệnh phát triển trong thời gian dài sẽ gây các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy gan thận, tai biến mạch máu não, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên,..
Cơ chế sinh bệnh
- Chức năng sản xuất insulin của tế bào beta bị suy giảm do hoạt động quá tải hoặc do mầm bệnh tấn công.
- Cơ thể cần nhiều insulin hơn bình thường để chuyển hóa glucose do sự đề kháng của các tế bào .
- Tình trạng thừa cân, béo phì ít hoạt động gây tích trữ đường huyết quá cao, lượng insulin mà tuyến tụy sản xuất không đủ để sử dụng.
Các nguyên nhân
- Có thể được di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà những tính trạng giảm sản xuất insulin.
- Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều carbonhdrat hấp thu nhanh, nhiều chất bèo bão hòa gây dư thừa năng lượng.
- Các stress về tâm lý làm ảnh hưởng tới hoạt động của insulin.
- Lối sống văn phòng ít vận động, không có chế độ luyện tập thể thao.
- Tuổi thọ tăng cao tuyến tụy bị lão hóa.
Bệnh tiểu đường không có các dấu hiệu rõ ràng do đó bạn nên đi làm xét nghiệm để phát hiện bệnh nếu thấy nghi ngờ. Bệnh sẽ được kiểm soát nếu bạn kiêng trì tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 2 của bác sĩ.
Phác đồ điều trị tiểu đường type 2
Nếu bạn tuân thủ đúng theo các yêu cầu trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 2 thì lượng đường huyết sẽ luôn được duy trì ở mức ổn định, giảm tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Xem thêm:
- Nguyên lý xét nghiệm hba1c trong theo dõi bệnh tiểu đường
- Uống đường glucose có tác dụng gì đối với cơ thể?
- Chỉ số kháng thể viêm gan B là gì? Bao nhiêu kháng thể là đủ?
- Viêm gan C - Xét nghiệm Anti HCV là gì?
- Hbsag - Anti hbs định lượng là gì?
Mục đích điều trị
- Duy trì lượng glucose trong máu khi đói và sau khi ăn không cao lắm so với mức sinh lý bình thường, đạt được mức HbA1c lý tưởng nhằm giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra.
- Giảm cân nặng đối với người thừa cân, béo phì và duy trì cân nặng đối với người bình thường
Nguyên tắc chung
- Kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn lành mạnh và luyện tập thể thao thường xuyên.
- Phối hợp điều trị hạ glucose cùng với việc giữ ổn định chuyển hóa lipit và protein trong máu, duy trì huyết áp và phòng chống các rối loạn đông máu.
- Bổ sung insulin khi cần thiết.
Mục tiêu điều trị
Mau chóng đưa lượng glucose và HbA1c về mức ổn định trong vòng 3 tháng. Đồng thời giữ cân bằng các chỉ số khác trong máu nư trong bảng sau:
Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị hiệu quả là phải biết kết hợp giữa viêc sử dụng các loại thuốc tây cùng với chế độ ăn uống luyện tập.
Sử dụng thuốc tây:
- Nhóm thuốc biaguanide có tác dụng giảm hấp thu glucose tại gan, tăng độ nhạy cảm của insulin trong việc chuyển hóa đường glucose đồng thời còn giúp giảm cảm giác thèm ăn cho bệnh nhân.
- Nhóm Sulfonylurea có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin.
- Nhóm thuốc Meglitinides giúp kích thích tế baofv beta của tụy sản sinh insulin nhưng có thể gây hại cho cơ thể.
- Nhóm thuốc Thiazolidinediones (TZD) bao gồm pioglitazone (Actos) và rosiglitazone (Avandia), giúp làm tăng độ nhạy của insulin trong chuyển hóa glucose và giảm lượng mỡ máu.
- Nhóm men α-glucosidase làm ức chế hấp thu glucose sau khi ăn.
- Nhóm SGLT2: Canagliflozin (Invokana), Dapagliflozin (Farxiga), có tác dụng hấp thu glucose trong máu tại thận.
- Sử dụng insulin để bổ sung vào cơ thể khi các loại thuốc trên không có tác dụng trong điều trị.
Tùy theo diễn biến của bệnh tiểu đường mà các bác sĩ có sự kết hợp các loại thuốc cụ thể cho bạn sử dụng. Bệnh nhân chỉ cần tuân thủ đúng theo phác đồ thì sẽ có thấy được hiệu quả.
Điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập:
- Giảm ăn các thực phẩm giàu calo và các chất béo bào hòa, tăng cường ăn rau quả và các thực phẩm cung protein. Áp dụng các bài thuốc dân gian thông qua các món ăn hằng ngày.
- Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, tập luyện các bài tập vật lý trị liệu như yoga, khí công, dưỡng sinh giúp đốt cháy năng lượng và giảm đường huyết trong máu.
- Thiện định giúp cơ thể và tâm lý cân bằng, giảm stress giúp ổn định sự chuyển hóa trong cơ thể.
Chỉ cần bạn tuân thủ theo phác đồ điều trị tiểu đường type 2 như trên thì bệnh tiểu đường type 2 không còn là vấn đề đáng lo ngại. Bạn hoàn toàn có thể khống chế được các biến chứng mà bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra. Do đó, việc thường xuyên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và theo dõi để đưa tra phác đồ điều trị theo diễn biến của bệnh là rất cần thiết.