Đáng xem

Tổng quan về bệnh sùi mào gà

08/07/2019 2493 đã xem

Bệnh sùi mào gà nếu không được phát hiện sớm sẽ lây nhiễm và phát triển nhanh ảnh hưởng đến việc điều trị. Thậm chí gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như vô sinh – hiếm muộn, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, trang bị các kiến thức về bệnh sùi mào gà đóng vai trò quan trọng trong chủ động đối phó với căn bệnh xã hội nguy hiểm này. Mời các bạn cùng tiềm hiểu về bệnh sùi mào gà qua bài viết dưới đây nhé.

 

Định nghĩa bệnh sùi mào gà là gì?

 

Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục hoặc đôi khi xuất hiện ở hậu môn, miệng, lưỡi. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung. Khoa học đã phát hiện được 120 chủng virus HPV, nhưng gây ra bệnh sùi mào gà chủ yếu là HPV-6 và HPV-11 với 90% ca bệnh được ghi nhận.

 

 

sùi mào gà

 

 

Các nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

 

Virus HPV là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh sùi mào gà. Virus này không thể tồn tại lâu ngoài tự nhiên nhưng chúng lại có thể sống rất lâu và khó tiêu diệt khi xâm nhập vào cơ thể người. Do đó các con đường lây truyên virus HPV là các nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh sùi mào gà:

 

  • Quan hệ tình dục không an toàn: thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, virus này hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể bằng bất kể hình thức quan hệ nào (quan hệ bằng miệng, hậu môn, âm đạo) và kể cả khi đã sử dụng bao cao su do virus HPV chủ yếu ký sinh ở cơ quan sinh dục, niêm mạc da mỏng, dễ bị tổn thương.

 

  • Lây truyền qua đường máu: truyền máu, sử dụng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh sùi mào gà.

 

  • Tiếp xúc với vết thương hở: virus HPV có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua các vết thương hở, vết trầy xướt trên da. Vậy nên nam giới rất dễ mắc bệnh sùi mào gà ở quy đầu khi trên vùng niêm mạc dương vật có vết trầy xước đồng thời có tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh.

 

  • Lây truyền qua con đường gián tiếp: sử dụng chung đồ vật cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn tắm,… chứa virus gây bệnh đều gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

 

  • Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị bệnh sùi mào gà sẽ lây bệnh sang cho trẻ, trường hợp người mẹ sinh thường, thông qua việc tiếp xúc với máu, sản dịch… thai nhi sinh ra dễ bị u nhú thanh quản.

 

 

Các triệu chứng của bệnh

 

Virus gây bệnh sùi mào gà chủ yếu phát triển tại cơ quan sinh dục của người bệnh. Do cấu tạo của cơ quan sinh dục của nam và nữ không giống nhau nên các triệu chứng của bệnh ở nam và nữ cũng có những khác biệt.

 

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ:

 

  • Các nốt mụn thịt nhỏ li ti, có màu hồng hoặc màu đỏ, nhô cao trên bề mặt da,… thường mọc ở bên trong âm đạo, môi lớn, môi bé, hậu môn, miệng,…

 

  • Mụn sùi này thường không đau đớn hay ngứa rát khó chịu gì cho nữ giới.

 

  • Các mụn sùi sẽ phát triển to lên và liên kết lại với nhau tạo thành từng mảng lớn, u nhú sần sùi giống như mào gà hoặc súp lơ nếu sau một thời gian không được phát hiện và điều trị kịp thời.

 

  • Khi có va chạm hoặc ma sát mạnh có thể gây chảy máu các nốt mụn, gây chảy dịch máu mủ và viêm nhiễm trợt loét tại vị trí vùng da bị tổn thương, gây đau đớn cho người bệnh.

 

 

sui mào gà nữ

 

 

  • Ngoài ra, nữ giới có thể xuất hiện các triệu chứng như ra khí hư bất thường, đau âm đạo khi quan hệ, giảm ham muốn tình dục, chán ăn, mệt mỏi. Đi tiểu buốt rắt, đôi khi bị ra máu bất thường.

 

  • Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ có khả năng lây lan rộng do virus HPV phát triển mạnh mẽ, các nốt sùi có thể lây sang các bộ phận khác như vòm họng, tay, chân, miệng,…

 

 

Triệu chứng sùi mào gà ở nam:

 

  • Bộ phận sinh dục xuất hiện các nốt mụn sùi nhỏ tại vùng bìu, thân dương vật, bao quy đầu, rãnh quy đầu, niệu đạo, da bìu, hậu môn, miệng sáo…

 

  • Ban đầu các nốt sùi này có hình tròn với đường kính khoảng 1 – 2mm, nhỏ, mềm và mọc li ti riêng lẻ. Sau đó chúng phát triển thành từng chùm, mảng như mào gà hoặc hoa súp lơ lên kết với nhau.

 

  • Các nốt sùi này có màu hồng, tím bao bộc một lớp mủ trắng không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, sau khi khi bệnh phát triển nặng nốt sùi sẽ vỡ ra, có mùi hôi khó chịu, lớp mủ bên trong lan ra gây lở loét tại bộ phận sinh dục.

 

  • Khi đi vệ sinh, nam giới sẽ đau rát, khó chịu, các nốt sùi vỡ ra có thể gây viêm nhiễm nếu va chạm mạnh các nốt sùi sẽ chảy máu, hạch bẹn sưng to thậm chí khiến bệnh nhân không thể di chuyển hoặc đi lại khó khăn.

 

  • Bên cạnh đó, vẫn có nhiều trường hợp, bệnh nhân còn có hiện tượng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.

 

Xem thêm:

 

Tác hại của bệnh sùi mào gà

 

Bệnh sùi mào gà nếu không được điều trị sớm để bệnh kéo dài sẽ gây ra các tác hại đối với sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.

 

Tác hại đối với nam giới:

 

  • Ung thư dương vật: HPV gây ra sùi mào gà cho nam giới cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư dương vật, ung thư hậu môn.

 

  • Lây bệnh cho bạn tình: Virus HPV tại các mụn sùi sẽ thông qua các tiếp xúc trong quan hệ tình dục, tiếp xúc gián tiếp để lây truyền sang cho người khác.

 

  • Tổn thương cho bộ phận sinh dục: Các mụn sùi gà trông như súp lơ hoặc mào gà, tập trung ở bộ phận sinh dục của nam giới trong thời gian dài, bị tổn thương, xây xước khi va chạm mạnh, khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống.

 

sùi mào gà nam

 

 

 

Tác hại đối với nữ giới:

 

  • Truyền bệnh sùi mào gà từ mẹ sang con: Chị em mang thai bị mụn cóc sinh dục sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non; thai nhi khi đi qua ống sinh của mẹ, tiếp xúc với virus HPV, dễ lây nhiễm HPV từ mẹ, bé có thể bị u nhú thanh quản, các vấn đề đường hô hấp.

 

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Các tổn thương sùi mào gà tại bộ phận sinh dục của nữ giới sẽ khiến cho vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, ngứa ngáy, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, bệnh xã hội.

 

  • Ung thư cổ tử cung: Virus HPV gây ra sùi mào gà cũng là tác nhân gây nên ung thư cổ tử cung cho nữ giới. Hầu như các trường hợp bị ung thư cổ tử cung đều do HPV gây nên. Tuy nhiên, chỉ có một số chủng HPV độc hại như HPV16 và HPV18,… mới gây nên ung thư cổ tử cung.

 

  • Tổn thương cơ quan sinh dục: Các mụn sùi với kích thước nhỏ từ 1-2mm không gây đau, gây ngứa khi mới xuất hiện nhưng khi chúng phát triển to, ẩm ướt và chảy mủ, gây ngứa ngáy khó chịu.

 

 

Phương pháp chẩn đoán bệnh sùi mào gà

 

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường rất lâu, có thể lên đến vài năm. Do đó, việc chẩn đoán bệnh mào gà thường gặp nhiều khó khăn. Để chẩn đoán chính xác bệnh sùi mào gà cần làm một số xét nghiệm như:

 

  • Dung dịch axit axetic: Bôi dung dịch axit axetic với nồng độ nhẹ vào bộ phận sinh dục, mụn cóc sinh dục sẽ trở nên trắng ra.

 

  • Soi cổ tử cung: Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo, đưa thiết bị chuyên khoa vào soi cổ tử cung để phát hiện những thay đổi, tổn thương (nếu có) trong cổ tử cung.

 

  • Phết tế bào cổ tử cung: Thu thập mẫu tế bào từ cổ tử cung để soi dưới kính hiển vi, phát hiện bất thường.

 

  • Xét nghiệm HPV: Virus HPV là nguyên nhân gây nên sùi mào gà và ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung để thử nghiệm cho chủng HPV gây ung thư này.

 

 

Các phương pháp điều trị sùi mào gà

 

điều trị sùi mào gà

 

 

Điều trị sùi mào gà bằng các bài thuốc dân gian

 

Từ lâu, việc điều trị bệnh sùi mào gà bằng các bài thuốc dân gian được ông cha ta áp dụng và lưu truyền đến ngày này. Điều trị bệnh sùi mào gà bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người áp từ các nguyên liệu tự nhiên đơn giản, dễ kiếm sau đây:

 

  • Điều trị bằng nghệ: Nghệ có thành phần kháng khuẩn và tiêu viêm nên thường được sử dụng để đắp hoặc bôi lên các vết thương bị viêm nhiễm. Cách làm: trộn tinh bột nghệ với dầu ô liu sau đó đắp lên vùng da bị sùi. Làm kiên trì sẽ thấy được hiệu quả của nó.

 

  • Điều trị bằng khoai tây: khoai tây còn có tác dụng trong việc điều trị sùi mào gà và được nhiều người sử dụng. Cách làm: Cắt khoai tây thành lát mỏng sau đó chà xát nhẹ nhàng vào vùng da bị nhiễm khuẩn, các mụn cóc sẽ biến mất sau khoảng vài ngày.

 

  • Điều trị bằng giấm táo: giấm táo chứa các axit có thể khiến các nốt sùi mào gà rụng đi. Cách làm: Bạn chỉ cần dùng bông tẩm giấm táo, sau đó bôi lên vùng da bị ảnh hưởng và để qua đêm.

 

  • Điều trị bằng tỏi tỏi: trong tỏi có thành phần kháng sinh mạnh giúp ức chế sự phát triển của virus HPV. Cách làm: Bạn có thể áp dụng tỏi có thể sử dụng rất đơn giản như dùng nước cốt tỏi bôi lên vùng bị sùi, ăn trực tiếp, nấu cũng các món ăn,…

 

  • Điều trị bằng lá trầu: trầu không có tính sát khuẩn và khủ trùng nên một số người cho rằng nó có thể diệt virus gây bệnh sùi mào gà. Cách làm: sử dụng lá trầu nhuyễn bôi lên nốt sùi sẽ giúp vết thương nhanh lành.

 

  • Điều trị lá tía tô: trong thực phẩm này có thành phần làm teo và rụng u nhú nếu đắp lá tía tô lên vết thương.

 

 

Điều trị bằng các loại thuốc Tây

 

Imiquimod (Aldara, Zyclara)

 

Công dụng: Thuốc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại sự phát triển của virus HPV, ngăn chặn sự xuất hiện mụn sùi.

 

Tác dụng phụ: Gây đỏ da, phát ban, đau nhức cho vùng da bôi, cơ thể mệt mỏi… Ngoài ra, việc bôi thuốc có thể làm giảm chất lượng của bao cao su, gây kích ứng da bạn tình. Do đó, không nên quan hệ tình dục nếu kem vẫn còn trên da.

 

Podophyllin và podofilox (Condylox)

 

Công dụng: Podophyllin chiết xuất từ một loại nhựa của thực vật, giúp phá hủy mô tế bào của sùi mào gà trên bề mặt da. (Podophyllin và podofilox cùng có một hợp chất hoạt tính như nhau).

 

Tác dụng phụ: Thuốc dễ gây kích ứng da, sưng hoặc đau cho các vùng da xung quanh, không thể bôi lên các mụn sùi ở bên trong bộ phận sinh dục, không thể dành cho phụ nữ mang thai.

 

Tricloaxetic (TCA)

 

Công dụng: Thuốc đốt cháy các tế bào mụn sùi mào gà ở bên trong bộ phận sinh dục.

 

Tác dụng không mong muốn: Thuốc gây kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.

 

Sinecatechin (Veregen)

 

Công dụng: Chuyên đặc trị các mụn sùi ở bên ngoài bộ phận sinh dục và xung quanh bên ngoài hậu môn, không dùng cho các vùng da bên trong cơ thể như âm đạo, cổ tử cung, trực tràng hoặc niệu đạo.

 

Tác dụng phụ: Cũng như các loại thuốc bôi sùi mào gà khác, thuốc có thể gây kích ứng da, sưng hoặc đau cho vùng da bôi thuốc.

 

Các loại thuốc trên là các loại thuốc kê theo đơn do bạn nên sử dụng theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa

 

Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy)

 

Dùng ni tơ lỏng hoặc cacbondioxit đông lạnh lên các tế bào da bị tổn thương, gây ra một vết rộp xung quanh các mụn sùi. Các mụn sùi sẽ bong ra theo da rộp và da mới sẽ thay thế chỗ tổn thương. Bạn có thể cần điều trị bằng liệu pháp áp lạnh từ 5-15 phút, tiến hành nhiều lần.

 

Phương pháp áp lạnh chữa khỏi 70% bệnh, không để lại sẹo, thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ tuy nhiên có thể gây đau và sưng.

 

Dao mổ điện

 

Dùng dòng điện cao tần đốt nóng các mụn sùi, phù hợp với thể sùi khô. Phương pháp này khá đơn giản và hiệu quả, nhưng có thẻ gây sẹo, vùng da sau khi đốt rất khó hồi phục, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao.  

 

Phẫu thuật cắt bỏ

 

Phương pháp này chỉ áp dụng với các mụn sùi mào gà kích thước lớn, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt đứt hoàn toàn mụn sùi. Bạn sẽ cần gây tê tại chỗ hoặc toàn thân cho điều trị này. Nhược điểm: Bệnh nhân mất nhiều thời gian hồi phục, có thể bị đau sau phẫu thuật.

 

Điều trị bằng laser

 

Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng laser cường độ cao để đốt sùi mào gà. Phương pháp này thường tốn kém, nên chỉ được điều trị cho sùi mào da to, mọc độc lập trên diện rộng, không thể đốt sùi ở day phanh hãm bao quy đầu vì dễ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới.

 

Các mụn sùi được điều trị triệt để, khó tái phát nhưng bề mặt đốt hồi phục chậm, dễ bị viêm nhiễm, xuất hiện sẹo.

 

Công nghệ ALA-PDT

 

Công nghệ ALA-PDT: Ứng dụng tác động qua lại của ánh sáng, oxy và chất cản quang để tiêu diệt mụn sùi, giúp tăng sinh tế bào mới trên bề mặt da. Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, mụn sùi biến mất trong vòng 3 ngày. Các ưu điểm vượt trội khác như không gây đau đớn, mụn sùi triệt tiêu hoàn toàn, ít có khả năng tái phát. Tuy nhiên chí phí điều trị sẽ cao hơn.

 

 

chữa sùi mào gà

 

 

 

Các biện pháp phòng bệnh

 

Tiêm phòng vắc-xin sùi mào gà

 

Hiện y học chưa có biện pháp chữa khỏi triệt để sùi mào gà nên bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân, đặc biệt là chị em nữ giới nên tiêm vắc xin ngừa virus HPV, phòng được cả mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.

 

Vắc xin được dành cho nữ giới từ 9-26 tuổi, chưa có hoặc đã có quan hệ tình dục. Người chưa từng quan hệ tình dục có hiệu quả phòng tránh bệnh cao hơn. Với những người đã quan hệ tình dục thì tiêm ngừa vắc-xin giúp cơ thể phòng ngừa việc mắc thêm chủng HPV mới.

 

Quan hệ tình dục an toàn

 

Quan hệ tình dục an toàn yêu cầu bạn quan hệ chung thủy với một bạn đời duy nhất, cả ba người đều phải bảo đảm không mắc bệnh truyền nghiễm từ bên thứ ba.

 

Hoặc nếu không, ít nhất bạn nên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục, hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng hoặc bằng hậu môn.

 

Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách

 

Trước và sau khi quan hệ tình dục nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Đồng thời, không nên sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh tránh làm thay đổi môi trường pH âm đạo đối với phụ nữ.

 

Không sử dụng chung vật chung cá nhân với người khác

 

Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân hoặc vật trung gian bởi ngoài con đường quan hệ tình dục, bệnh còn có thể lây nhiễm gián tiếp qua dịch mủ của người bệnh, khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng cũng nên chú ý tránh lây nhiễm gián tiếp một cách đáng tiếc.

 

 

Hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ có thêm hiểu biết về căn bệnh sùi mào gà và chủ động hơn trong phòng tránh và điều trị bệnh. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh sùi mào gà thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn về phương pháp điều trị tốt nhất.

Dakhoabinhduong.com

Bài viết liên quan